Sự thay đổi đáng ngạc nhiên của nền kinh tế và công nghiệp dần đưa Việt Nam hội nhập với các nước phương Tây. Được thúc đẩy bởi chính sách Đổi mới của Chính phủ từ giai đoạn cuối những thập niên 80, việc áp dụng chính sách cởi mở này mang lại những thay đổi đáng kể về mọi mặt của xã hội, đặc biệt là trong cuộc sống.
Hiện nay, Việt Nam đã hoàn toàn khác xa với 40 năm trước. Quốc gia này đang đảm nhận vai trò lãnh đạo kép toàn cầu tại ASEAN và Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Hà Nội tái khẳng định các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc về duy trì hòa bình, an ninh và hợp tác quốc tế.
Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới, trong ba thập kỷ qua, GDP của Việt Nam tăng trưởng với tốc độ trung bình khoảng 7% và GDP bình quân đầu người tăng từ dưới 100 USD trong năm 1989 lên hơn 2.700 USD vào năm 2019; chính thức đưa Việt Nam từ một quốc gia bị tàn phá bởi chiến tranh thành một nền kinh tế mới nổi được công nhận.
Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 32 Đại hội đồng Liên hợp quốc tại New York (Mỹ) ngày 20.9.1977 thông qua Nghị quyết công nhận Việt Nam là thành viên của Liên hợp quốc. Ảnh tư liệu: TTXVN |
Mới đây, Việt Nam đã ký và phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), được coi là Hiệp định thương mại tự do “tham vọng nhất” mà EU từng ký kết với một nước đang phát triển.
Đại diện cho một Việt Nam hiện đại, hai năm trở lại đây, là VinFast – nhà sản xuất ô tô thương hiệu Việt thuộc Tập đoàn Vingroup được nhận định như một biểu tượng của sự năng động kinh tế của Việt Nam.
VinFast, được thành lập vào năm 2017 và đặt tại khu công nghiệp Đình Vũ (Hải Phòng), là tổ hợp sản xuất ô tô có quy mô hàng đầu trên thế giới. Ngoài sản xuất những mẫu xe sử dụng động cơ đốt trong, VinFast còn sản xuất xe điện.
Chủ tịch Tập đoàn Vingroup - ông Phạm Nhật Vượng tuyên bố VinFast đã lên kế hoạch bán xe điện tại Mỹ vào năm 2021.
VinFast ra mắt các mẫu xe tại triển lãm Paris Motor Show 2018, chính thức đưa Việt Nam lên bản đồ ngành công nghiệp ô tô toàn cầu. |
Ông Vikram Nehru, lãnh đạo cấp cao phụ trách châu Á và Đông Nam Á tại Carnegie Endowment for International Peace, nói trên Bloomberg: “Đến năm 2050, kinh tế Việt Nam sẽ tăng 12 bậc so với hiện tại, đứng trong nhóm 20 nước có quy mô kinh tế lớn nhất, xếp trên cả Italy, Canada, Maylaysia và Thái Lan. Việt Nam có tất cả yếu tố để tăng trưởng nhanh chóng. Rất có thể quốc gia này sẽ trở thành nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở châu Á".
Nguồn Nguoidothi.net.vn
Bạn có thể tham khảo các bài viết của chúng tôi:
0 Nhận xét